Trường hợp thừa kế nhà đất không phụ thuộc vào di chúc
Hỏi: Vào tháng 1/1985 tôi kết hôn và hiện đã có 2 đứa con. Tuy nhiên, chồng tôi luôn nghi ngờ đứa con nhỏ không phải là con anh ấy. Vì thế, cuộc sống gia đình không êm ấm. Căn nhà mà vợ chồng tôi ở đứng tên anh ấy.
Chồng tôi mất vào tháng 3/2014 và để lại di chúc (có người làm chứng và xác nhận chữ ký của UBND xã) toàn bộ tài sản do anh đứng tên đều để lại cho đứa con lớn. Lấy tờ di chúc làm cớ, nhà chồng tôi đã đuổi tôi cùng đứa con nhỏ ra khỏi nhà.
Vậy xin hỏi luật sư, pháp luật quy định như thế nào với trường hợp của tôi?
Trân trọng cảm ơn!
Nguyễn Thị Hồng Thu (Bình Chánh, Tp.HCM)
Pháp luật quy định theo 2 hình thức đối với quyền thừa kế tài sản: Thừa kế
theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. (Ảnh minh họa, nguồn: giadinh.net)
Trả lời:
Căn cứ theo Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, tuy căn nhà chỉ đứng tên mình chồng chị song tài sản này được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân của anh chị nên chị vẫn có quyền sở hữu tài sản ấy (bao gồm quyền sử dụng, chiếm hữu và định đoạt) ngang với chồng chị khi anh ấy còn sống. Theo quy định, khi mất, chồng chị chỉ có quyền định đoạt một nửa khối tài sản chung, còn chị sẽ có quyền định đoạt nửa tài sản còn lại.
Mặt khác, pháp luật quy định theo 2 hình thức đối với quyền thừa kế tài sản: Thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Nếu đã có di chúc của người chết (phải hợp pháp) thì di chúc ấy phải được tôn trọng, trường hợp không có di chúc (hay di chúc không hợp pháp) mới phân chia thừa kế theo pháp luật.
Tuy nhiên, trường hợp của chị khá đặc biệt, là trường hợp “người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc”. Theo quy định tại Điều 669 Bộ Luật Dân sự: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, trường hợp di sản được chia theo pháp luật, nếu họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hay chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó… bao gồm: chồng, vợ, mẹ, cha, con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
Theo quy định nêu trên, nếu hàng thừa kế thứ nhất của chồng chị chỉ gồm chị và 2 con của chị (trong khi đó cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, con nuôi của chồng chị đã chết hay không có) thì phần di sản của chồng chị để lại (tức 1/2 khối tài sản chung của anh chị) sẽ được chia cho 3 mẹ con chị. Nhưng phần của chị và phần đứa con nhỏ chỉ được bằng 2/3 phần của đứa con lớn. Mặt khác, chị còn được quyền sở hữu phần tài sản riêng của mình, tức sở hữu một nửa khối tài sản chung còn lại.
Luật gia Nguyễn Văn Khôi
Tin khác
- Rủi ro mua đất chờ tách thử tại hồ chí minh
- Shophouse đầu tiên ở Đà Nẵng với vị trí vàng
- Đề xuất xây trung tâm thương mại ngầm ở công viên cảng Bạch Đằng
- Một số chính sách gây khó khăn về bất động sản sẽ được bỏ
- Hàn và Nhật cùng xây khu phức hợp hơn 2 tỷ USD trên bán đảo Thủ Thiêm, điểm nhấn là cao ốc 50 tầng
Địa chỉ: Quận 9, Hồ Chí Minh Điện ...
Địa chỉ: Phạm Văn Đồng Điện ...
Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, P3, Q6, HCM Điện ...
Địa chỉ: Thới An, Quận 12, HCM Điện ...
Địa chỉ: Nguyễn Văn Quá, Quận 12 Điện ...
Bình luận