Đất dịch vụ “lên đời”
Giữa lúc thị trường nhà ở đang còn trong cảnh phập phồng chờ ... chính sách (tín dụng, thực thi các đạo luật, quy định quản lý BĐS mới có hiệu lực), thị phần đất dịch vụ lại tỏ ra sôi động khác thường.
Hàng ngàn lời mời hấp dẫn
Không khó bắt gặp các thông tin chào bán lô đất dịch vụ được khoác áo “chính chủ” trên mạng Internet, hay trao đổi trực tiếp với nhiều môi giới hoạt động… tự do (“cò” đất). Hầu hết chủ nhân rao bán đều khẳng định tính pháp lý đảm bảo 100% của sản phẩm lẫn độ hấp dẫn “khó chối từ” đến từ giá thành, giá trị lợi nhuận trong tương lai nếu giao dịch thành công.
Thực chất “chính chủ” hàng loạt lô đất dịch vụ với nhiều quảng cáo nội dung, số điện thoại lien hệ khác nhau đều xuất phát từ một văn phòng BĐS. Tạm hiểu là môi giới hoặc nhà đầu tư thứ cấp gửi bán. Trong đó, sản phẩm “trọng tâm” của các văn phòng này tập trung ở mảng đất dịch vụ.
Rất dễ tìm nguồn giao dịch, nhưng chất lượng sản phẩm đất dịch vụ lại phụ thuộc vào rất nhiều quy định pháp luật
Bài học chưa cũ
Nhiều môi giới, cá nhân đã “phất” lên nhờ bán đất dịch vụ “hơi”, trong khi không thiếu “Thượng đế” phải “ôm hận” vì ném tiền vào các lô đất được người dân tự ý lấn chiếm xây dựng nhà trái phép.
Một lãnh đạo của Ban Chỉ đạo GPMB Hà Nội từng cảnh báo: Không phải người nông dân nào cũng được nhận 40-50 m2 đất dịch vụ như rao bán. Nguyên tắc là chỉ được giao 10% diện tích đất bị thu hồi nên có những hộ dân chỉ có 15-20 m2, thậm chí là 10m2. Nếu mua phải đất của các hộ này thì có đất đấy mà chẳng làm gì được bởi diện tích quá nhỏ…”.
Hiểu đơn giản, trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ dự án, nông dân bị mất đất canh tác. Nhằm hỗ trợ nông dân, Nhà nước có chính sách hỗ trợ bằng đền bù, đào tạo nghề và phân đất dịch vụ. Mỗi hộ dân sẽ được phân đất dịch vụ với diện tích bằng 10% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Nhưng cần chú ý, hiện trạng các khu đất thường không đồng đều: khu đã GPMB hoặc đang làm hạ tầng… Đồng thời, sản phẩm đất dịch vụ không phải đất tái định cư nên không phải cứ thích là xây nhà ở. Muốn chuyển thành đất ở, phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải phù hợp quy hoạch….
Do đó, nếu chỉ vin vào những lời chào hấp dẫn của môi giới, chủ đất, e rằng thảm cảnh năm xưa sẽ có cơ hội tái diễn. Những năm 2010-2012 (khoảng 3-4 năm sau khi Hà Nội được mở rộng), đã có rất nhiều khách hàng trót tin môi giới để lao vào các giao dịch đất dịch vụ “ảo”. Vì vậy Người mua nên cẩn thận tìm hiểu thật kỹ, tránh bước vào vết xe đổ năm nào.
ST
Tin khác
- Rủi ro mua đất chờ tách thử tại hồ chí minh
- Shophouse đầu tiên ở Đà Nẵng với vị trí vàng
- Đề xuất xây trung tâm thương mại ngầm ở công viên cảng Bạch Đằng
- Một số chính sách gây khó khăn về bất động sản sẽ được bỏ
- Hàn và Nhật cùng xây khu phức hợp hơn 2 tỷ USD trên bán đảo Thủ Thiêm, điểm nhấn là cao ốc 50 tầng
Địa chỉ: Quận 9, Hồ Chí Minh Điện ...
Địa chỉ: Phạm Văn Đồng Điện ...
Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, P3, Q6, HCM Điện ...
Địa chỉ: Thới An, Quận 12, HCM Điện ...
Địa chỉ: Nguyễn Văn Quá, Quận 12 Điện ...
Bình luận